Những lợi ích sức khỏe của Kim ngân hoa vốn đã rất nổi tiếng rồi. Thế nhưng hiểu toàn bộ về loại thảo dược này bạn sẽ không khỏi choáng ngợp đâu, còn nhiều hơn những gì bạn vẫn biết về nó. Tuy nhiên, làm thế nào để sử dụng nó một cách hiệu quả nhất được, phải kết hợp với những vị thuốc gì và cần lưu ý gì khi sử dụng kim ngân? Tất cả đã đươc tổng hợp qua bài viết sau. Mời bạn đón đọc.
Đang xem: Hoa đẹp kim ngân, nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe
Kim ngân hoa
1. Đặc điểm thực vật
Tên khoa học là Lonicera joponica Thumb, họ cơm cháy (Caprifoliafeae).Tên gọi khác của kim ngân hoa: Nhẫn đông hoa, Kim ngân hoa lộ, Mật ngân hoa, Ngân hoa thán, Ngân hoa, Tế ngân hoa, Thổ ngân hoa, Tỉnh ngân hoa, Nhị hoa, Song hoa.
Kim ngân hoa là loại cây thân leo, với:
Thân cây có chiều dài từ 9-10 mét, đường kính khoảng 1 cm, mọc nhiều cành. Lúc còn nhỏ thân cây kim ngân hoa có màu xanh và chuyển màu nâu đỏ khi về già.Lá cây kim ngân hoa dài khoảng từ 208 cm, rộng khoảng 2-5 cm. Có một điểm đặt biệt của cây kim ngân hoa đó là lá cây xanh xanh quanh năm, rất ít rụng, ngay cả trong cái rét của mùa đông cũng không làm lá kim ngân rụng được.Hoa kim ngân mọc thành từng chùm ở kẽ lá, mỗi kẽ lá có 2 bông hoa màu trắng, về sau chuyển màu vàng nhạt và có hương thơm dễ chịu. Tràng hoa cánh hợp dài 2-3 cm, chia thành 2 môi dài không đều nhau, mỗi môi lại chia thành 4 thùy nhỏ. 5 nhị đính ở họng tràng, mọc thò ra ngoài.Quả cây kim ngân hoa có hình cầu, đen mọng.
2. Phân bố
Hiểu thêm chút nữa về những lợi ích mà kim ngân hoa mang đến cho sức khỏe, có lẽ nhiều bạn sẽ muốn có được vị thảo dược này.
Thật may, kim ngân hoa rất phổ biến ở nước ta. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy nó ở các tỉnh miền núi như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Nghệ An,..
Bạn cũng có thể tự trồng cho mình cây kim ngân hoa ở ngay vườn nhà, rất đơn giản và không cầu kỳ chăm sóc. Chỉ cần một khu đất mùn, màu mỡ, ẩm nhưng thoát nước và nhiều ánh sáng là bạn đã có được một cây leo kim ngân hoa rất sai hoa rồi.
Kim ngân phát triển rất tốt quanh năm, lá xanh um tùm tỏa bóng mát và đến độ tháng 4, tháng 5 hoa kim ngân đâm ra đẹp đẽ, thơm lừng tô điểm cho khu vườn của bạn. Và đến độ tháng 6-8 bạn sẽ những quả kim ngân màu đen mọng, hình cầu.
Tìm hiểu xem có lợi ích nào của cây kim ngân hoa phù hợp với bạn không và nếu bạn quyết định trồng nó thì bạn có thể tham khảo cách trồng ở phần cuối bài viết nhé.
3. Tác dụng
Bạn có thể sử dụng kim ngân hoa với rất nhiều tác dụng khác nhau:
3.1. Kháng khuẩn
Nước sắc cô đặc của hoa kim ngân có tác dụng ức chế mạnh tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn tiêu máu, vi khuẩn tả. Điều này đã được nghiên cứu và chứng minh bằng thực nghiệm.
Tuy nhiên, có lẽ hiệu quả này còn phụ thuộc vào thời kỳ hái hoa sớm hay muộn nữa bởi theo nghiên cứu so sánh tác dụng kháng khuẩn của nước sắc lá và nước sắc hoa kim ngân của sở nghiên cứu trung y dược tỉnh Giang tây cho thấy:
Nước sắc lá với nồng độ 20 – 1,2 % ức chế được trực khuẩn lỵ, nồng độ 20 – 5% làm giảm sự sinh sôi của vi khuẩn phó thương hàn.Trong khi đó, nước sắc kim ngân hoa lại không có kháng sinh.
3.2. Tăng đường huyết
Uống nước sắc hoa kim ngân có thể khiến đường huyết của bạn tăng lên. Tác dụng này đã được một số nhà khoa học Trung Quốc thử nghiệm trên thỏ, đường huyết thỏ cao hơn hẳn và kéo dài 5-6 giờ mới trở lại bình thường so với những con thỏ không uống nước sắc hoa kim ngân.
3.3. Ngăn ngừa choáng phản vệ
Tác dụng này đã được Giáo sư Đỗ Tất Lợi thử nghiệm trên chuột lang và những con chuột uống nước sắc kim ngân có số lượng, chất lượng tế bào
3.4. Chống oxy hóa
Đặc tính chống oxy hóa cũng có thể được tìm thấy trong kim ngân hoa. Chất chống oxy hóa rất quan trọng vì chúng chống lại gốc tự do mà các gốc tự do làm hỏng các tế bào của bạn, dẫn đến lão hóa nhanh hơn hoặc thậm chí là sự phát triển của các tế bào ung thư.
3.5. Một số tác dụng khác
Theo sách Trung Dược Học, Kim ngân hoa còn có một số tác dụng dưới đây:
Kháng viêm: làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu (Trung Dược Học)Kích thích trung khu thần kinh với cường độ bằng 1/6 của cà phê.Hạ cholesterol máu.Lợi tiểu.
4. Cách sử dụng
Với những tác dụng trên nên kim ngân hoa có thể được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Tuy nhiên, với mỗi bệnh nhân, liều lượng kim ngân hoa sử dụng sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh và một số vấn đề y tế đi kèm. Do đó, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi sử dụng bất cứ cách điều trị nào với kim ngân hoa.
Dưới đây là liều dùng kim ngân hoa tham khảo cho một số chứng bệnh cụ thể:
4.1. Trị dị ứng, mẩn ngứa
Kim ngân hoa 20g; Liên kiều, Huyền sâm mỗi vị 10g; Sinh địa, Hoàng đằng, Mạch môn mỗi vị 8g;Quyết minh tử sao, Thổ phục linh mỗi vị 6g. Thêm 800 ml nước và sắc còn 200 ml. Ngày dùng 1 thang, mỗi ngày uống 3 lần.
4.2. Trị mụn nhọt
Kim ngân hoa 16g; Đương quy 12g; Trần bì, Phòng phong, Bạch chỉ, Thiên hoa phấn mỗi vị 8g; Một dược, Nhũ hương, Giác thích mỗi vị 4g; Xuyên sơn miếng. Ngày uống 1 thang, chia 2 lần và uống cách xa bữa ăn tầm 30 phút.
4.3. Điều trị ỉa chảy
Hoa kim ngân 2-5g hoặc cành lá 10-12g, sắc lấy nước hoặc thành cao thuốc. Uống mỗi ngày và giảm dần liều dùng khi tình trạng tiêu chảy đã thuyên giảm, dừng uống khi hoàn toàn bình phục.
4.4. Điều trị thông tiểu
Kim ngân hoa 6g và cam thảo 3g, rửa sạch, thêm 200ml nước sắc đến khi còn 100ml. Chia uống ngày 2-3 lần.
4.5. Điều trị cảm sốt
Kim ngân hoa 40g; liên kiều 40g; đạm đậu xị 20g; kinh giới tuệ, trúc diệp mỗi vị 16g; ngưu bàng tử, bạc hà, cát cánh mỗi vị 24g. Tất cả đem sấy khô, tán bột mịn rồi hoàn viên. Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 12g.
4.6. Trị sốt xuất huyết
Kim ngân hoa, Rễ cỏ tranh mỗi vị 20g; Hoa hòe, Cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g; Hoàng cầm, Liên kiều mỗi vị 12g; Chi tử 8g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Nếu khát nước thì thêm Sinh địa, Huyền sâm mỗi vị 12g.Nếu sốt cao thì thêm Tri mẫu 8g.
4.7. Trị đinh râu
Bài thuốc Ngũ vị tiêu độc ẩm gia giảm: Kim ngân hoa, Tử hoa địa đinh, Bồ công anh mỗi vị 40g; Liên kiều, Cúc hoa mỗi vị 20g.
4.8. Trị bệnh vảy nến
Kim ngân hoa, Liên kiều mỗi vị 16g; Bồ công anh, Kinh giới, Thổ phục linh mỗi vị 12g; Ngưu Bàng tử, Quả ké, Hạ khô thảo mỗi vị 8g; Bạc hà, Chi tử mỗi vị 6g. Sắc uống 1 ngày 1 thang.Ngày uống 3 lần cách xa bữa ăn chừng 30 phút. Uống 1 ngày 1 thang.
4.9. Trị cảm cúm
Kim ngân hoa 4g; Kinh giới, cảm thảo đất, tía tô, sài hồ nam mỗi loại 3g; mạn kinh 2g, gừng 3 lát. Tất cả sắc với nước uống.
Xem thêm: Top 7 Cách Chữa Bệnh Nấc Kéo Dài Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Nấc Kéo Dài, Làm Sao Hết
Hoặc Kim ngân hoa 6g, cam thảo 3g, thêm 200ml nước sắc còn 100ml, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Hoặc kim ngân 4g; tía tô, kinh giới, cam thảo đất, cúc tần (hoặc thay bằng sài hồ nam) mỗi loại 3g; mạn kinh 2g, gừng 3 lát. Sắc lấy nước uống.
4.10. Trị sởi
Hoa kim ngân tươi 30g, cỏ ban tươi 30g đem giã nhỏ, thêm nước và chắt lấy nước uống. Hoặc cũng có thể dùng 2 vị dược liệu này dưới dạng khô để vắt lấy nước uống.
4.11. Trị đau họng, quai bị
Đậu xị 18g; kim ngân hoa 16g; ngưu bàng tử, liên kiều, trúc diệp mỗi loại 12g; cát cánh, tinh giới tuệ 8g; bạc hà, cam thảo mỗi loại 4g. Sắc lấy nước uống.
4.12. Trị ruột thừa, viêm phúc mạc
Kim ngân hoa 120g; đương quy, huyền sâm mỗi vị 80g; địa du, mạch môn mỗi loại 40g; ý dĩ nhân 20g; hoàng cầm 16g; cam thảo 12g. Tất cả sắc lấy nước uống.
4.13. Trị viêm tuyến vú
Kim ngân hoa, bồ công nha, thông thảo mỗi loại 20g; cam thảo đất 16g; sài đất 50g sắc uống mỗi ngày 1 thang.
4.14. Trị viêm phổi
Kim ngân hoa, huyền sâm, sinh địa mỗi vị 20g; mạch môn, sa sâm, địa cốt bì mỗi vị 16g; hoàng liên 12g; xương bồ 6g. Tất cả sắc uống ngày 1 thang.
Hoặc kim ngân hoa, huyền sâm, sinh địa, mạch môn mỗi vị 20g; liên kiều, đan bì, uất kìm mỗi vị 12g; thạch xương bồ, hoàng liên mỗi vị 6g. Tất cả sắc uống mỗi ngày 1 thang.
4.15. Trị viêm gan virus
Bài thuốc Ngũ linh thang gia giảm giúp trị chứng viêm gan vius: Nhân trần 20g; kim ngân 26g; hoàng cầm, hoạt thạch, mộc thông, đại phúc bì mỗi vị 12g; đậu khấu, trư linh, phục linh mỗi vị 8g và cuối cùng là cam thảo 4g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
4.16. Trị viêm gan mạn tính
Trị viêm han mạn tính với kim ngân hoa thông qua bài thuốc Hoàng cầm hoạt thạch thang gia giảm: Nhân trần 20g; kim ngân 16g; hoàng cầm, đại phúc bì, hoạt thạch, mộc thông mỗi vị 12g; trư linh, phục linh, đậu khấu mỗi vị 8g; cam thảo 4g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
4.17. Trị viêm khớp dạng thấp
Bài thuốc Bạch hổ quế chi thang gia giảm: Thạch cao 40g; Kim ngân 20g; Ngạch mễ, Phòng kỷ, Hoàng bá, Tang chi mỗi vị 12g; Thương truật 8g; Quế chi 6g. Tất cả sắc uống ngày 1 thang.
4.18. Điều trị viêm tuyến tiền liệt
Cam thảo 3g, Kim ngân hoa 6g đem rửa sạch, sau đó cho vào ấm, thêm 200 ml nước rồi đun sôi đến khi còn 100 ml thì tắt bếp và lọc lấy nước.
Chia nước thuốc làm 2-3 lần uống trong ngày.
Giảm các yếu tố gây viêm cytokin trong viêm tuyến tiền liệt.Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị u xơ tuyền tiền liệt.Mở ra hi vọng mới cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt.
Sức mạnh của loại mầm rau họ cải này đã giúp một công trình nghiên cứu lọt top 100 nghiên cứu khoa học đột phá của thể kỷ XX.
Xem Ngay tại: Sulforaphane trong mầm rau họ cải.
4. Lưu ý khi sử dụng
Nhìn chung sử dụng hoa và lá kim ngân với liều lượng thích hợp sẽ rất ít khi gặp tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị:
Rối loạn tiêu hóa: Thân và lá cây kim ngân rất giàu saponin, kích ứng đường tiêu hóa, gây nôn, tiêu chảy.Viêm da: Kim ngân hoa có thể tạo ra viêm da hoặc kích ứng khi tiếp xúc với cây tươi kim ngân hoa.
Bạn cũng cần thận trọng khi sử dụng kim ngân hoa và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn biết:
Bất cứ loại thuốc nào mà bạn đang sử dụng.Bạn có thai hoặc cho con bú.Bạn bị dị ứng với bất kỳ chất nào của kim ngân, hoặc bất cứ thuốc, thảo dược, thực phẩm nào khác.
Tất cả tình trạng bệnh lý của bạn.
5. Cách trồng
Bạn nên trồng kim ngân hoa vào mùa xuân hoặc mùa thu. Có thể trồng bằng hạt giống hoặc chiết cành, thân bò dưới đất.
Chọn cắt dây kim ngân bánh tẻ vừa phải không non, không già.Cuộn tròn thành 2 – 3 vòng có đường kính khoảng 15cm.Đặt vào túi đất đã chuẩn bị trước, rồi lấp kín lại sao cho ngọn thò ở trên mặt túi.Tưới nước thường xuyên, sau 1 tháng cây bắt đầu mọc.
Làm giàn leo cho cây để cây tốt và cho nhiều hoa hơn.
Nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời để cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn đồng thời cũng sẽ cho hoa nhiều hơn. Còn nếu trồng kim ngân hoa ở nơi bị che khuất, cây sẽ rất dễ bị rệp tấn công, lượng hoa ít.
Thường thì kim ngân hoa là loại cây ít bị sâu bệnh, tuy nhiên nếu có sâu thì bạn cần loại bỏ bằng phương pháp thủ công, không sử dụng thuốc trừ sâu để đảm bảo tính dược liệu an toàn.
6. Chế biến và bảo quản
Hoa kim ngân đem sấy sinh rồi phơi hay sấy khô sẽ cho kim ngân hoa có màu vàng ngà và mùi thơm đặc biệt.
Xem thêm: Mẹ Sau Sinh Uống Collagen Được Không ? Đang Cho Con Bú Có Uống Được Collagen Không
Kim ngân hoa rất dễ hút ẩm, bị mốc, biến màu và giảm tác dụng của thuốc. Do đó, bạn nên bảo quản kim ngân hoa nơi khô ráo, thoáng mát. Tốt nhất nên để kim ngân hoa trên cao cách mặt đất và sử dụng một chút bột vôi sống hoặc chất bảo quản với liều lượng nhỏ ở dưới đáy bao để hút ẩm và tránh nấm mốc.
Với nhiều tác dụng của kim ngân hoa như thế, có tác dụng nào là phù hợp với bạn không? Bạn đã trải nghiệm hiệu quả của kim ngân hoa như thế nào? Hãy chia sẻ cùng mọi người thông qua bình luận dưới bài viết này nhé! Chúc bạn một sức khỏe luôn ngập tràn!